CUSTOMER INSIGHT LÀ GÌ?
CUSTOMER INSIGHT LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH CUSTOMER INSIGHT
Có thể bạn chưa biết, chiến dịch “Yêu thương thành lời” của Vinacafe vào năm 2015 đã giúp nhãn hàng này bán được hơn 500.000 gói quà Tết được thiết kế gồm một gói Vinacafe cùng một chiếc cốc in hình ngộ nghĩnh kèm lời yêu thương đã được bán sạch trong dịp Tết năm đó.
Thành công này được đem lại do chiến dịch đã đánh đúng vào một sự thật: đối với văn hoá của người Việt Nam, rất hiếm khi câu “Con yêu Mẹ” hoặc “Con thương Ba” được nói ra. Chúng ta ngại nói ra, còn các bậc phụ huynh nếu nghe cũng cảm thấy ngạc nhiên và “không quen chút nào”. Đây là một ví dụ về việc không chỉ đánh đúng insight của khách hàng mà còn giải quyết vấn đề trong insight đó.
Vậy customer insight là gì mà đỉnh vậy?
Hiểu đơn giản, thì Customer Insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.Customer insight nên là core idea của các chiến dịch marketing. Vì khi nhắm đúng vào đó tức là bạn đã gãi được “chỗ ngứa nhất” trong nhu cầu ẩn dấu của người tiêu dùng.
Tìm customer insight để làm gì?
Khi tận dụng được customer insight, chúng ta sẽ tạo được ra một thông điệp truyền thông hiệu quả. Đây là một lợi thể rất lớn của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Một insight tốt sẽ đem tới những cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng. Giữa hàng trăm thương hiệu khác nhau cùng cạnh tranh trên thị trường, một insight độc đáo sẽ tạo sự khác biệt ghi hình ảnh của bạn sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
Insight không chỉ sử dụng được trong các chiến dịch quảng cáo, mà ngay cả từ việc nghiên cứu phát triển sản phẩm hoặc hoạt động trade marketing, insight cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Nếu có 1 insight đồng nhất giữa các khâu, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển sản phẩm đúng theo mong muốn của khách hàng.
Các bước tìm insight:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Mỗi một nhóm khách hàng lại có những mong muốn và nhu cầu khác nhau. Cùng một sản phẩm nhưng khi bán cho từng đối tượng lại cần phải sử dụng một phương pháp khác.
Cùng một sản phẩm dầu gội đầu nhưng đối với khách hàng là nam thông điệp về các yếu tố mùi hương, sạch và độ nam tính được đề cập, không giống như với khách hàng nữ: có nhiều chiến dịch thông điệp sản phẩm đánh đến insight muốn tóc suông mượt, chắc khỏe của khách hàng.
Bước 2: Khám phá về đối tượng mục tiêu
Ở bước này, bạn sẽ phải tìm hiểu sâu về đối tượng mà mình hướng đến. Bạn có thể sử dụng những phương pháp điều tra khách hàng như thảo luận nhóm, phiếu khảo sát hoặc phỏng vấn chuyên sâu. Đừng quên việc quan sát từ thực tế.
Ở thời đại kĩ thuật số, thay vì làm tất cả những việc trên một cách thủ công, hãy target vào những người có chung sở thích trang/group/sự kiện có liên quan trực tiếp đến sản phẩm của bạn. Hãy nhìn những người xung quanh mình và đối thủ, lắng nghe những feedback của họ về sản phẩm của bạn hoặc những sản phẩm đối thủ. Những lời phàn nàn phàn nàn phản ánh trực tiếp những vấn đề mà sản phẩm còn chưa giải quyết được. (Điều này càng dễ dàng ghi nhận và thậm chí đo lường được trên môi trường digital).
Và cuối cùng, hãy không ngừng đặt câu hỏi cho mọi thứ xung quanh, đặc biệt là câu hỏi “Tại sao?”. Càng nhiều câu hỏi “Tại sao?” bạn sẽ càng hiểu rõ hơn và sâu hơn về tâm tư của người tiêu dùng.
Bước 3: Tổng hợp
Từ những khảo sát và điều tra vừa thực hiện, hãy tổng hợp và tìm ra những điểm chung nhất. Nhớ loại bỏ đi những insight đến từ số lượng nhỏ khách hàng không thể đại diện cho số đông. Trong nhiều trường hợp, các insight nhỏ sẽ tập hợp thành một insight lớn mang tính tổng quan.
